Images

Câu Chuyện Một Đồng Tiền Vàng và Cách Dạy Con Về Tiền Bạc



Ngày xưa, có hai vợ chồng giàu có nọ sinh được một người con trai. Vì quá đổi yêu thương con nên bà mẹ hầu như cả ngày chẳng để cậu ta đụng đến việc gì, dần dần cậu con trai trở nên lười ơi là lười, đến nỗi một đồng xu cũng không kiếm nỗi.

Người cha dồn toàn bộ tinh lực để nuôi đứa con trưởng thành, đến lúc tuổi đã cao, sức đã yếu mà nhìn lại thấy đứa con trai vẫn chứng nào tật nấy, chẳng chịu sửa đổi, lo lắng làm lụng gì hết thì lấy làm buồn bã vô cùng. 


Một hôm, ông nằm trên giường gọi bà vợ lại và nói: 

Bà à, toàn bộ tài sản chúng ta đã để dành được từ trước tới nay, sau này khi tôi chết đi, tùy bà muốn đem cho ai thì cho chớ tôi đã quyết định không để lại cho thằng con này một xu nào. Đồ lười chảy thây chẳng chịu làm gì cả như nó thì sẽ không được gì hết. 

Người mẹ nghe xong liền ra sức bênh con trai: 

- Ông nói nghe lạ, chẳng lẽ con mình tệ đến nỗi chẳng bao giờ kiếm được một đồng hay sao? 
Người chồng nói dứt khoát:

- Được, nếu bà đã nói thế thì bà hãy bảo nó thử đi kiếm tiền đi ! Dù chỉ kiếm được một đồng xu thôi cùng được, tôi sẽ giao toàn bộ tài sản này lại cho nó. 

- Được! Vậy là ông hứa rồi đó nhé - người vợ nói. 

- Ừ, tôi sẽ cố chờ xem xem nó làm được việc gì! 

Ngay sáng hôm sau, người mẹ đi đến bên đứa con, đưa cho cậu ta một đồng tiền vàng và căn dặn: 

- Con trai yêu quý của mẹ ! Con hãy đi loăng quăng đâu đó, thích đến đâu thì đến, đợi đến chiều tối hãy quay về và đưa ngay đồng tiền này cho cha con, nói rằng đây là tiền con đã từ mình kiếm được nhé. 

Cậu con trai cứ vậy mà làm. Đến chiều tối cậu quay về đưa đồng tiền vàng cho cha. Người cha cầm lấy tiền rồi tiện tay ném ngay ra ngoài cửa số: 

- Đây không phải tiền mày đã kiếm được, người cha nói. 

Cậu con trai thấy cha làm thế vẫn không nói một lời. Thản nhiên đi tới chiếc ghế gần đó và ngồi xuống. 

Qua ngày hôm sau, người mẹ lại đưa cho đứa con trai một đồng tiền vàng khác và dặn: 

- Con hãy leo lên núi chơi, đến chiều tối thì chạy lấy vài vòng, sao cho khắp người ướt đẫm mồ hôi, sau đó chạy về nhà và nói với cha con rằng đây là đồng tiền tự tay con đã kiếm được chẳng dễ dàng gì. 

Cậu con trai làm đúng như lời mẹ dặn, đến chiều tối thì toàn thân mệ lử, mồ hôi mồ kê toát ra như tắm, chạy về nhà và nói với cha rằng: 

- Cha ơi, cha hãy nhìn xem, người con ướt sũng cả! Đồng tiền này con kiếm được thật chẳng dễ dàng gì! 

Người cha nhận lấy đồng tiền từ tay đứa con trai lật qua lật lại xem xét rồi lại ném ra ngoài cửa số, người cha ném hơi mạnh tay nên rơi tuốt xuống ao gần đó. Và quát lên: 


- Chớ có lừa ta, đồ trẻ ranh.


- Người cha nói tiếp: Đây không phải là tiền do mày kiếm được. 

Đứa con thấy thế bật cười rồi bước đi nơi khác. 

Bà mẹ bây giờ mới hiểu rằng sự việc không thế tiếp tực lừa dối được nữa. Nếu đứa con muốn có được toàn bộ gia tài của người cha thì chỉ còn cách đi kiếm việc làm thật sự. Và ngay sáng hôm sau, bà mẹ đến phòng con trai và nói: 

- Không được, con trai ạ, chúng ta không thể lừa cha được nữa, con đành phải tự mình đi kiếm tiền thôi, tìm một việc gì đó mà làm, cho dù một ngày chỉ kiếm được vài xu cũng tốt, con hãy đưa số tiền đó cho cha, cha nhất định sẽ tin con.

Người con trai nghe theo lời mẹ, ra đi kiếm việc làm, và cậu đã thực sự làm việc trọn một tuần lễ. Nay làm việc này, mai làm việc khác, cuối cùng cậu cũng đã gom đủ một đồng tiền vàng mang về cho cha. Người cho nhận lấy đồng tiền vàng và tiện tay ném ngay vào bếp lò đang cháy gần đấy. 

- Không, đây vẫn không phải tiền do con kiếm được. Mày đừng tưởng là ta không biết! 

Cậu con trai rất bất ngờ khi thấy cha mình ném những đồng tiền của mình vào lửa và đã không chút do dự chạy ngay đến bếp lò, vừa dùng tay nhặt lấy đồng tiền vàng từ trong đám lửa cháy rực, vừa lớn tiếng gào: 

- Cha, cha điên rồi hay sao! Con đã phải làm trâu làm ngựa cho người ta, đầu tắt mặt tối suốt cả tuần mới kiếm được đủ một đồng tiền vàng này. Cha không tin thì thôi, cớ sao cha lại ném nó vào trong lò lửa chứ! 

Lúc này, người cha nước mắt giàn giụa, cầm tay đứa con trai mà nói: 

- Con trai của ta! Cha thật hạnh phúc khi thấy con đã biết quý trọng những đồng tiền. Bây giờ thì cha đã thật sự tin rằng những đồng tiền này là do tự tay con kiếm được. Và cha cũng thật yên tâm khi giao toàn bộ của cải, sản nghiệp này lại cho con, con trai ạ! 
................

Lời bình:
- Người cha dạy con mình biết được giá trị đồng tiền, ông thật tuyệt vời! nhưng người mẹ cũng thay đổi cách dạy con đúng lúc và đúng thời điểm. Nhiều bà mẹ quá cưng chiều con nên con cái sinh hư hỏng. Trong câu chuyện này bà mẹ biết cùng chồng giáo dục con mình, “những người mẹ vĩ đại, sinh ra những người con vĩ đại”.

- Xem thường, khinh thường, hạ nhục người khác cũng là cách giáo dục chính con người đó. Ta còn nhớ chuyện tình bạn của “Lưu Bình – Dương Lễ”, nay lại được nghe câu chuyện giữa Cha và Con: người cha xem thường con mình để rồi sau đó vì bộc lộ tự ái của con mà người cha mới biết con mình thật sự thay đổi. Đôi khi  một cách xem thường người khác cũng là để bật ra những giá trị thật về con người của họ, người cha thật khéo léo hướng con mình theo ý giáo dục của mình.

https://www.facebook.com/DayConVeTienBac 

Images

“PHÚT DÀNH CHO CON” CỦA KENT NERBURN

"Những người đàn ông có khao khát được giao chiến thường cảm thấy mình mạnh mẽ hơn trong lúc chiến đấu. Họ hoàn toàn không quan tâm đến những thương tổn họ gây ra hay những tổn thương họ phải gánh chịu. Họ thích cảm giác đan xen của sợ hãi và hiểm nguy, và họ xem việc giao chiến như một bài kiểm tra tốt nhất cho sự mạnh mẽ của mình." 


Trước đây, cha có nuôi một con chó rất hung hăng. Nó có thể tấn công những con chó khác bất kể có bị khiêu khích hay không. Những khi ấy, cha phải la hét, mắng nhiếc và lôi nó đi, nhưng nó nặng quá. Khi cuộc giao tranh kết thúc, cha mới có thể bắt nó ngồi xuống và nhìn trừng trừng vào nó. Lúc này nó chỉ còn biết nhe răng hết cỡ, thở hồng hộc và đôi mắt ánh lên vẻ sung sướng điên cuồng – dù là thắng hay thua. Có một điều gì từ bên trong đã tác động làm nó không hề cảm thấy đau đớn, ngay cả khi cơ thể mang nhiều thương tích.

Con người cũng vậy. Khi chúng ta trở nên hung hăng, một bản năng sơ khai trong chúng ta sẽ trỗi dậy và ta quên đi cảm giác mình bị thương tích hay tồn tại.

Những người đàn ông có khao khát được giao chiến thường cảm thấy mình mạnh mẽ hơn trong lúc chiến đấu. Họ hoàn toàn không quan tâm đến những thương tổn họ gây ra hay những tổn thương họ phải gánh chịu. Họ thích cảm giác đan xen của sợ hãi và hiểm nguy, và họ xem việc giao chiến như một bài kiểm tra tốt nhất cho sự mạnh mẽ của mình.

Có thể con sẽ gặp hoặc quen biết những người như vậy. Vì thiếu tầm nhìn và thiếu mục đích sống, nên những người này ôm trong mình những cảm giác mang tính bản năng họ có được trong mỗi lần giao chiến. Họ nghĩ rằng khả năng giao chiến là thước đo mạnh mẽ, vì vậy họ đánh giá thấp những người không cùng sở thích này với họ.

Con phải cẩn thận với những người này. Họ sẽ cố thuyết phục con về sự mạnh mẽ theo cách nhìn nhận của họ và cố gắng lôi kéo con vào nhóm. Nếu con từ chối, họ sẽ trêu tức, mắng nhiếc, chọc giận và khiêu khích con. Họ sẽ lăng mạ danh dự của con và gia đình. Họ sẽ trêu đùa trên nỗi e sợ của con.
Họ sẽ làm mọi cách để mang con đến vũ đài và trở thành đối thủ của họ; bởi vì nếu không có đối thủ, họ sẽ không được công nhận. Họ cần một trận đấu để khẳng định sự tồn tại của mình.

Con không được tham gia vào cuộc đấu với những người như vậy. Sự mạnh mẽ của con không cần thể hiện qua điều này. Đừng trở thành con mồi trước những lời khiêu khích của họ. Con cảm thấy e sợ không có nghĩa con là một người kém cỏi. Họ cũng sợ hãi đấy. Họ chỉ lấp liếm sự sợ hãi bằng cách cố chứng tỏ sức mạnh của mình.

Cứ cho là con phải chiến đấu và con chiến thắng. Liệu con có thấy mình mạnh mẽ hơn không? Tất nhiên là không, trừ khi con chọn cách nghĩ đo sự mạnh mẽ của mình bằng khả năng tạo ra nhiều pha bạo lực trong trận chiến hơn là sự mạnh mẽ từ khả năng có thể chống lại những bạo lực này. Vậy tại sao con lại không thể xem mình là một người yếu đuối, đơn giản bởi vì con không muốn giao chiến và con không muốn chiến thắng?

Con không được để những người này định hình cuộc đời của con. Điều con phải học không phải là chiến thắng những người này mà là chiến thắng được quan niệm rằng những người thích giao chiến là những người mạnh mẽ. Con phải học cách xác nhận rằng giá trị của con người nằm ở lòng vị tha và bác ái chứ không phải ở cảm giác bản năng cho rằng sợ hãi là yếu đuối còn chinh phục mới là mạnh mẽ. Đó là cuộc chiến bên trong - cuộc chiến quan trọng nhất mà con phải chiến thắng. Và con sẽ không bao giờ giải quyết được cuộc chiến này bằng đối kháng cơ bắp.

Nhưng, điều đó không có nghĩa là lúc nào con cũng phải nhẫn nhịn. Có những thời điểm con phải chiến đấu để bảo vệ bản thân. Thế giới của chúng ta tràn ngập những cảnh bạo lực phi lý và những người hiếu chiến mong gia tăng sự kiểm soát thế giới quanh họ. Một lúc nào đó con phải tham gia cuộc chiến mà không thể nào tránh được.

Đó là khi một người đe dọa sẽ hãm hại con hoặc người con yêu hay một đứa trẻ, một cụ già không có khả năng tự vệ chẳng hạn, cha tin rằng con sẽ sẵn sàng chiến đấu. Nếu con bỏ qua, nghĩa là con đang làm ngơ để người khác bị tổn hại vì sự vô tâm của con.

Nhưng khi giao chiến con không nên giận dữ. Con phải hành động bình tĩnh như một bác sĩ trước mỗi ca bệnh. Một bác sĩ có thể ghét những căn bệnh, nhưng ông ta không nổi giận với chúng. Ông biết rằng mình phải hành động ra sao để có cách điều trị tốt nhất.

Giống như một bác sĩ, con phải sáng suốt và kiên quyết. Con phải giữ khoảng cách và bình tĩnh, sử dụng sức mạnh tối thiểu cần có để sớm kết thúc cuộc chiến. Đừng bận tâm là mình thắng hay thua. Khi con phải giao chiến nghĩa là con đã mất mát rồi. Vì vậy phải bình tĩnh xét xem mình cần phải làm gì để kết thúc cuộc giao chiến, sau đó hãy hành động.

Nếu con nhận thấy mình tham gia vào cuộc chiến bởi vì con muốn làm đối phương tổn thương, vậy thì đây là một cuộc chiến sai lầm. Chỉ khi nào con bước vào cuộc chiến với ý nghĩ để chống lại những tổn hại có thể gây ra cho mọi người thì lúc đó cuộc chiến của con mới là đúng đắn. Nghĩa là con đang tìm cách chữa bệnh chứ không phải trừng phạt người đã làm lây lan căn bệnh.

Hãy nhớ rằng, mặc dù vẫn còn nhiều lý do chính đáng để tham gia giao chiến, nhưng chẳng có cuộc chiến nào là tốt đẹp cả. Chắc chắn sẽ có người bị tổn hại, và một khi đã có người bị tổn hại thì tất cả chúng ta đều sẽ bị mất mát. Vì vậy con hãy cố tránh những cuộc chiến, hoặc nếu phải giao chiến thì cũng đừng tỏ ra giận dữ để nó không ảnh hưởng đến cả tinh thần và cơ thể của con.

Như Lão Tử đã nói: “Cuộc chiến đúng đắn nhất là cuộc chiến không có sự giận dữ và chiến thắng vinh quang nhất là chiến thắng không gây nên oán thù”.

Hãy nhớ lấy lời này con nhé!

Images

Quy Luật số 2: Quy Luật Chủng Loại “Bí mật 22 Quy Luật Bất Biến trong Marketing”




Bạn sẽ cho ra đời một sản phẩm mà mình yêu thích đúng không?

Bạn sẽ cố gắng “sống chết” với nó vì bạn yêu nó?

Vâng, việc hết lòng vì sản phẩm của mình là một điều rất hay và thật tuyệt vời!

Tôi ủng hộ bạn! Không gì tốt hơn bằng việc bạn làm những công việc yêu thích của mình!

Hôm nay, tôi chia sẻ những kiến thức này vì tôi biết nó sẽ có ích cho các bạn.

Xin bạn giành vài phút để xem qua:

Quy luật Marketing số 2: “If you can’t be first in a category, set up a new category you can be first in.” “Nếu bạn không phải là người tiên phong trong một chủng loại sản phẩm nào đó hãy chọn 1 sản phẩm mới mà bạn có thể trở thành người tiên phong”.
…….
Bạn hãy nhớ: mỗi khi bạn dự định cho ra đời một sản phẩm hay dịch vụ mới, câu hỏi đầu tiên đặt ra không phải là: “sản phẩm/dịch vụ mới này có gì tốt hơn của đối thủ cạnh tranh không?”, mà phải là: “sản phẩm/dịch vụ mới này đi tiên phong vì điểm gì?”. Hay nói cách khác, thương hiệu này sẽ bước chân đầu tiên ở lĩnh vực nào?
……
Trích từ sách “The 22 Immutable Laws of Marketing” tạm dịch “22 Quy Luật Bất Biến Trong Marketing”

Hãy gửi mail đến tôi, tôi sẽ giúp bạn sở hữu quyển sách và cùng với bạn thảo luận về nó.