Images

KINH DOANH LÀ CUỘC SỐNG CỦA TÔI


Hình minh hoạ
1. Đã từ lâu rồi chúng ta nghĩ những việc bán hàng là của những anh chàng đưa danh thiếp hay phát tờ rơi chạy vòng vòng, những anh chàng tiếp thị đến nhà gỏ cửa để chào mời dịch vụ hay sản phẩm để bán … Và cũng đã rất nhiều người cho rằng công việc bán hàng là “bán nước bọt”, những người làm công việc này không có vị trí cao trong xã hội. Có thể bạn đã từng nghe ai đó nói “tôi không thích làm những việc như họ đang làm, những người bán hàng …”

2. Bạn đã từng nghe đến cái tên tỷ phú dầu hoả của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ John Davison Rockefeller?

Tài sản của Rockefeller tồn tại cho đến ngày nay, mà cháu chắt của Ông vẫn nắm giữ cổ đông lớn trong các tập đoàn Tài Chính, các tập đoàn công nghệ cao từ nước Mỹ.

Có so sánh thú vị về sự giàu có về tài sản của ông là: Nếu tính từ lúc Chúa Ki-tô ra đời cho đến nay thì cứ mỗi phút ông làm ra 6,5 cent. Còn tính từ khi Thánh Moise dắt dân Do Thái vượt qua Hồng Hải đến nay đã 3.000 năm cứ mỗi ngày ông làm ra 600 đôla Mỹ. 

Ngày 21 tháng 05 năm 1937, 02 ngày trước khi mất, ông gọi người quản gia đến dặn rằng: “Ngày mai ông đưa lên Nhật báo thông tin là Rockeffler sắp chết, người nào muốn sở hữu một phần đất nghĩa trang cạnh ông ấy thì trả 200.000 đôla cho chỗ gần nhất”. Qua ngày hôm sau, Rockeffler chưa chết thì đã có 2 triệu đôla nằm trong tài khoản mình rồi. Và ông đem toàn bộ số tiền này tặng Nhà thờ và Trường học. Cho đến bây giờ, những ai có nghiên cứu về Văn Hoá Mỹ điều biết đến Viện John D. Rockeffler.

Bạn cho rằng những người có tiền thời 1937 ở Mỹ là những người “điên”. Ai lại bỏ số tiền lớn như vậy để nằm cạnh một người giàu “mang danh tỷ phú keo kiệt”? như một số người ở Mỹ hay trên thế giới cho là vậy.

Nếu bạn có tiền thì bạn thích nổi tiếng. Bạn đã giàu có mà chưa nổi tiếng thì bạn hãy nằm cạnh Rockeffler. Vì sao phải vậy? Vào những ngày ThanksGiving, ngày đẹp trời nào đó trong năm, khi cháu chắt của bạn đi thăm mộ bạn thì sẽ có cơ hội được gặp cháu chắt của dòng dõi Rockeffler cũng đi thăm mộ ông cha mình. Và biết đâu chúng nó là bạn với nhau. Mà đã là bạn thì hay ủng hộ lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau … Và có thể rằng cháu chắt bạn trở thành Tổng thống Mỹ hay ít ra là được bầu chọn làm Hạ nghị sĩ hay Thượng nghị sĩ ở một bang nào đó?

Vậy khi bạn chết bạn muốn để lại sự tưởng nhớ cho con cháu bạn không? Mặc dù lúc đó sao bạn biết được!

3. Đối với tôi, công việc kinh doanh là một niềm đam mê bất tận. Tôi yêu thích công việc này tôi muốn đem những sản phẩm tốt hơn, dịch vụ tốt hơn và muốn chia sẻ đến các bạn những giá trị có ích, những cảm xúc chân thực… Và, cuối cùng với tôi mới là lợi nhuận.

Bán hàng là công việc của tôi. Bán hàng nằm trong chuỗi hệ thống kinh doanh. Không có nhân viên bán hàng giúp bạn thì tôi là người phục vụ bạn. Chính xác là tôi cũng bán hàng và bán hàng dưới cách nhìn của một người kinh doanh làm chủ.

Tôi muốn chia sẻ với những người đã từng cho rằng công việc bán hàng là “bán nước bọt” phải suy nghĩ vì bất kỳ ai, cả bạn và tôi, cũng là người đã và đang bán hàng đấy thôi.

Tại sao?

Chẳng phải lúc bạn sinh ra bạn đã từng khóc? Và lúc đó có phải bạn bán tiếng khóc đó đến cha mẹ mình và những người thân của bạn để họ biết bạn đang cần gì?

4. Cha mẹ dạy tôi bán hàng từ lúc lên 7.

Ba má tôi mở một tiệm tạp hoá nho nhỏ thời bao cấp, rồi sau bán phân bón -thuốc trừ sâu, sau nữa là gia công xay xát lúa gạo. Bạn tự hỏi một đứa bé lên 7 thì biết gì để giúp bố mẹ mình? Xin thưa, là có đấy, bạn ạ!

Quê tôi có một thói quen rất lạ là hay mua chịu. Mà đa số khách hàng mua chịu là những người quen, bà con dòng họ. Khi mua hàng, “khách hàng” hứa hẹn ngày 7 ngày 3 trả. Đến hẹ vẫn thấy im re, mà đòi thì lại làm mết lòng “Bà con lối xóm”. Sổ ghi nợ lại không có chữ ký của “khách hàng”. Thời 1986 -1995, chưa mở cửa, người mua hàng ít có thói quen “ký nhận nợ”. Vậy là một đứa trẻ như tôi được ba má “đặt cách” để đi “năng nỉ” Bà con lối xóm “trả tiền giúp Ba má con”.

Quê tôi ở vùng sông nước Miền Tây: Cai Lậy - Tiền Giang. Còn nhớ, mỗi khi trời mưa là đất sình lên gây trơn trượt do vậy người dân quê tôi có ngón chân rất khoẻ. Khi đi lại trên mặt đất sình lầy lội, tôi không chỉ đi bằng bàn chân thôi mà còn phải dùng cả 10 ngón chân để bám đất chứ không thì “bắt ếch” như chơi (*), đi đòi nợ vào lúc trời mưa thì thật là gian nan với một đứa bé lên 7 như tôi.

Mỗi khi đòi tiền ai, má tôi gọi tôi về hỏi cho rõ về lịch trả tiền của người đó. Bà ghi lại để lần sau “đến hẹn lại lên”. Nếu tường thuật mà “ấp a ấp úng”, không rõ, một là ăn đòn, hai là mất công đi lại đòi tiếp.

Có một điều làm tôi cũng vui là khi “biệt phái” đi đòi nợ: ba má tôi nhiều khi lại được trả tiền ngay và ít ra thì cũng có được là một cái hẹn trả tiền cụ thể. Không ai lại thất hứa với một em bé, đúng không bạn?

Các bạn ạ, việc đi thu tiền của khách đã giúp ích cho tôi rất nhiều vào việc bán hàng sau này. Đó là kỹ năng tiếp xúc khách hàng, đặc biệt là giao tiếp với những người lớn tuổi hơn mình. Hơn nữa, việc này giúp tôi khắc sâu vào tiềm thức về cách mua bán thu hồi công nợ và cách tạo uy tín đối với những nhà cung cấp của tôi.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 05 năm 2012.

Nguyễn Quốc Thoại


(*) từ lóng ở Miền Tây là té ngã

4 nhận xét:

  1. Cảm ơn Thoại đã chia sẻ. Một bài viết hữu ích và xuất phát từ con tim
    www.HuynhThuyDiem.com

    Trả lờiXóa
  2. Cám ơn chị Diễm, Chúc sản phẩm “Sữa bắp” của chị gặt hái nhiều Thành Công!

    Trả lờiXóa
  3. Một bài viết rất hay và giàu cảm xúc
    www.NguyenThanhSang.Com

    Trả lờiXóa
  4. Cám ơn anh Sang, chúng ta sẽ khởi động sàn gỗ chứ?

    Trả lờiXóa