Images

HAI NGÀY QUA TÔI Ở ĐÂU?

HAI NGÀY QUA TÔI Ở ĐÂU? 


(Cảm nhận về một chuyến đi Vũng Tàu Leadership Journey 2013, Team Building).

Đó bạn biết tôi đi đâu 2 ngày qua: thứ 2 và thứ 3 vừa rồi?  

Hai ngày qua tôi đi học, học về việc xây dựng đội nhóm để làm việc và hành động tập thể. hai ngày vô cùng bận rộn cùng hành động với một tập thể lớn với hơn 60 người là những Chủ doanh nghiệp, những Nhà quả lý tài ba. 

Khách phàn nàn, nhân viên kêu réo, cơ hội bán hàng trôi qua ... tôi cũng mặc vì tôi biết việc bỏ lỡ một cơ hội để học hỏi việc xây dựng Đội nhóm là cực kỳ quan trọng đối với tôi, mặc dầu trước đó tôi cũng từng tham gia nhiều rồi. 

Đáng lẽ ngày thứ 3 là tôi mệt nhừ nhưng ngược lại trạng thái đó tôi hoàn toàn khác. Bởi vì chuyến đi đã cho tôi những trãi nghiệm vô cùng thú vị và bổ ích. 

Hai ngày qua tôi học được rằng: 

1. Một đội nhóm sẽ không thành công nếu người lãnh đạo về đích trước nhân viên của mình? Lãnh đạo phải là người phục vụ cho nhân viên, lãnh đạo phải là người trợ lý cho nhân viên của mình?

Tôi nói điều này có thể là quá sốc đối với những lãnh đạo xem chức vụ quyền hạn của mình đối với nhân viên là quan trọng: sếp nói gì nhân viên cũng nghe, nhân viên phải phục vụ cho sếp chứ sếp không phục vụ nhân viên ... 

Tôi bảo lưu quan điểm này của tôi và luôn ghi nhớ rằng lãnh đạo phải là người tận tâm. Hành động và suy nghĩ giống như Abraham Lincoln, một trong những nhà lãnh đạo hiếm hoi trên thế giới này, cách chúng ta 150 năm. Chuyến đi này đã khơi dậy trong tôi suy nghĩ ấy.

Lãnh đạo là người cuối cùng cán mục tiêu khi toàn bộ nhân viên mình đã về đích. 


2. Sự phá bĩnh: Một tập thể quá nhiều người giỏi, xuất sắc, chưa chắc là một tập thể thành công. Tôi tin chắc là như vậy! 

Tôi được phân là thành viên của 1 nhóm khác đặc biệt: có rất nhiều ngôi sao, chúng tôi cam kết với nhau 4 chữ C: 

- Hợp tác: Co-operation; 
- Thông tin và trao đổi lẫn nhau: Communication;
- Sự đóng góp tất cả thành viên: Contribution;
- Sự cam kết tập thể: Commitment;

Chúng tôi phân vai cho nhau dựa trên phân tích: Mạnh - Yếu - Cơ hội - Thách thức (S.W.O.T) của từng người vậy mà đôi lúc chúng tôi đôi hành động như những cá nhân đơn lẻ, có lúc quên đi mục tiêu của nhóm mình do bị cảm xúc chi phối, mạnh ai nấy làm, mạnh ai nấy chỉ đạo người khác và la hét.  
Qua các trò chơi: Đua ghe trên cạn, Chồng tháp, Nối vòng tay lớn, Giật cờ, Giải mã tìm kiến mục tiêu, vượt tường thành,  ... 

Chỉ trò chơi nào chúng tôi kiểm soát được cảm xúc của tập thể mình thì khi ấy chúng tôi mới đạt được điểm cao, và thành công.

3. Một điều không bao giờ quên là đừng vì quá xem trọng thắng thua mà ta quên đi nhiệm vụ của mình là cùng nhau hợp tác với những tập thể khác. Chúng ta nên cạnh tranh lành mạnh, cạnh tranh không có nghĩa là dìm nhau chết mà cạnh tranh để mọi việc tốt đẹp hơn và cùng nhau đi lên trò chơi cuối cùng Ban tổ chức cho chúng tôi được trãi nghiệm đó. Win - Win - Win là thứ mà phải học ở trò chơi cuối cùng này: Win cho bạn, Win cho tôi, Win cho tập thể tất cả chúng ta.


4. Qua trò chơi phản ánh một phần cuộc đời thực về vai trò của người lãnh đạo trong từng nhóm chơi và cho ta biết rằng những điểm yếu nào ta đang mắc phải khi hành động trong tập thể của mình cũng như ta biết được những điểm mạnh của bản thân mà ta nên phát huy nó ra sao. 

5.  Và hơn hết chúng tôi là một đội nhóm của những người có tư duy độc lập nhưng hành động là tập thể, có đội nhóm tốt, những Nhà kinh doanh trong thời đại mới, thời đại kinh doanh tri thức. 

Nãy giờ bạn nghe qua nhưng chắc bạn chư biết ai tổ chức sự kiện này? xin bạn dành chút thời gian để tìm hiểu thêm về những người quan trọng, đã đem chúng tôi lại với nhau. Cám ơn anh Nguyễn Trung Nguyên (www.NguyenTrungNguyen.net) và Công ty Tung Cánh Việt (www.TungCanhViet.com) mà anh là người sáng lập. Một người nữa rất quan trọng nữa là anh Nguyễn Thái Duy & Be Training (www.NguyenThaiDuy.com), anh đã tạo ra một cộng đồng, một sân chơi cho những bạn trẻ dám nghĩ và dám hành động trong một thời đại "Kinh Doanh Tri Thức".

Xin cảm ơn những thành viên tham gia đóng góp chính sản phẩm mình đang kinh doanh, những vật phẩm, quà tặng và tài chính để chương trình được Thành Công ngoài mong đợi.

Cảm ơn những bạn là trẻ rất ư là năng động là Cộng tác viên của Công ty Tung Cánh Việt và là những bạn cùng sinh hoạt chung với tôi ở Câu Lạc bộ Cash Flow Bình Dương với vai trò là người hỗ trợ (Supporters and Facilitators).

Images

CÓ PHẢI ÔNG CHỦ HAY NHÀ QUẢN LÝ NÀO CŨNG BIẾT LẮNG NGHE?


"MẸ KIẾP! TÔI CHÁN CÁI CHỔ NÀY RỒI. TÔI PHẢI RỜI KHỎI ĐÂY THÔI!" 

Richard Branson nghĩ gì khi một nhân viên ông thốt lên câu nói đó? 

Ông cho rằng: 
"Nếu bạn có một ý tưởng kinh doanh hay nhưng nói ra lại như đàn gảy tay trâu thì chỉ duy nhất một cậu trả lời: Mẹ kiếp, tôi chán chỗ này rồi. Tôi phải rời khỏi đây thôi. 

Nhân viên họ ra đi với một triễn vọng nghề nghiệp tốt hơn, hứa hẹn một tương lai sáng hơn, với mức lương cao hơn là chuyện bình thường. Nhưng những người ra đi để bắt đầu công việc tương tự với đồng lương tương tự ở các công ty khác thì chuyện gì sẽ xảy ra? 

Có phải chăng - Người quản lý, người chủ phải biết lắng nghe hơn? 

Các nhà Quản lý thường cho rằng đó là vấn đề tiền bạc. Ông nói chỉ những Quản lý lười biếng mới nói vậy. Tiền rất quan trọng và cần phải trả cho nhân viên một cách công bằng với những gì họ làm và chia cho họ lợi nhuận khi công ty thành công. 

Nhưng chỉ quăng tiền cho họ là không đúng. Khi nhân viên bỏ công ty tốt thì thường là do họ cảm thấy có gì đó không ổn. Họ thấy bị lợi dụng. Họ thấy bị bỏ rơi. Họ thấy họ không được sử dụng đúng mức, đúng năng lực của họ. 

Có người dành chút thời gian rảnh tìm công việc có lương cao hơn trên các Website về việc làm và phần lớn họ bị thị trường công việc làm cho họ nhụt chí. Và như thế rõ ràng là Quản lý của họ chẳng bao giờ nghe họ."

Những Ông chủ nào làm được như vậy thì người đó mới giữ được người, ổn định tổ chức và phát huy tối đa nguồn lực. 

Tôi luôn nghĩ về điều này mặc dầu có những thất bại trong việc hợp tác và dùng người. Nhưng tôi luôn học hỏi, luôn trải nghiệm và tôi tin về điều Sir. Richard Branson chỉ dạy. 

Nguyễn Quốc Thoại