Images

GỬI LỜI CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ BÌNH LUẬN BÀI VIẾT “THÊM LÝ DO ĐỂ TÔI YÊU KINH DOANH BẢO HỘ LAO ĐỘNG” TRÊN FACEBOOK


Những lời nhận xét của các bạn tạo động lực rất lớn để Thoại mang hết sức mình đem đến những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất phục vụ cộng đồng.

https://www.FaceBook.com/QuocThoaiNguyen
Images

THÊM LÝ DO ĐỂ TÔI YÊU KINH DOANH BẢO HỘ LAO ĐỘNG

MỘT ngày tối chủ nhật của tháng 04/2012, tôi đang xem Ti vi tại tiệm tạp hoá của Má tôi thì có một người khách ghé đến hỏi mua găng tay cao su. Má tôi biết tôi đang kinh doanh các mặt hàng bảo hộ lao động nên hỏi: “Chú này hỏi mua găng tay cao su, con có để bán cho chú ấy không?” Tôi đang nằm mà nghe nhắc đến nhu cầu về sản phẩm mình kinh doanh thì bật ngay dậy.

Anh Dũng – người khách – đang cần găng tay cao su bảo hộ để dùng cho việc trộn hạt nhựa.

Tôi nói: “Nếu như hạt nhựa thì anh có thể dùng gang tay len là được rồi.”

Anh phân trần rằng: “Công ty em chỉ phát một tuần mỗi một đôi găng tay len thôi.

“Trời! Găng tay len thường sử dụng mỗi ngày một đôi mà sao mỗi tuần mới phát cho người ta?” Tôi ngạc nhiên hỏi.

Anh lặng người, không trả lới mà đưa hai bàn tay cho tôi xem. Tôi thật đau lòng khi thấy lòng bàn tay của anh bị sần sùi nứt nẻ tróc da. Tôi thầm trách doanh nghiệp nơi anh làm sao vô tâm quá!

Tôi hỏi: “Vậy ngoài trộn hạt nhựa ra, chắc chắn anh có trộn thứ khác nữa phải không?”

Anh trả lời buồn buồn: “Hạt nhựa có tẩm hoá chất anh à, nên tay em mới như vầy đây! Em tính mua găng tay cao su về đeo ở bên trong còn găng tay len sẽ phủ bên ngoài. Như vậy, sẽ yên tâm khi làm việc. Trước đây, em đeo găng tay len một ngày đã thì cũ nhèm cả rồi. Dùng cố đến ngày thứ hai, sang hôm thứ ba là rách nát".
Tôi xót xa khi phải nói với anh sự thật: “Ah, Em biết anh cần loại gì rồi. Chắc hạt nhựa anh có dung môi và chất CaCO3, em có cung cấp bảo hộ lao động cho khách hàng ngành bao bì nên biết. Vậy nên găng tay mà anh cần không phải là găng tay cao su chống nước thông thường mà phải là găng tay cao su chống hoá chất Nitrile.”

Anh ngập ngừng nhìn lại đôi bàn tay.

Tôi nói tiếp: - “Anh muốn lấy bao nhiêu đôi?”

“Chỉ cần vài đôi thôi”. Anh nói.

“Như vậy thì quá ít!” Chợt nhận thấy vẻ khắc khổ, thiểu thốn của người lao động, tôi hạ giọng: “Nhưng dù chỉ 1 đôi thôi em vẫn bán cho anh!”

Tôi giải thích: “Loại hàng anh cần, có sẵn rất nhiều ở trên công ty em. Đây là nhà riêng nên em không có sẵn. Em sẽ đem về cho anh nếu tối mai anh quay lại vào đúng giờ này”

“Vậy tối mai em nghé lại”

“Anh đừng tiếc 01 đôi găng tay giá không đáng bao nhiêu mà để sau này ảnh hưởng đến sức khoẻ và gia đình” Tôi nói tiếp và trấn an:

“Thật sự những người công nhân có ý thức an toàn bảo hộ lao động như anh, tự đi tìm dụng cụ bảo hộ trang bị cho mình là rất đáng quý! Nếu anh thấy cần thêm gì thì cứ đến đây, em sẽ tư vấn cho anh”

Anh chào ra về với giọng vô cùng phấn khởi. Tôi biết, ban đầu anh chỉ đi tìm đôi găng dùng tạm thời cho tình thế làm việc trong điều kiện độc hại của mình. May mà gặp tôi là nhà cung cấp bảo hộ lao động đã gỡ đúng nhu cầu của anh. 

Tôi tự hỏi: Doanh nghiệp sản xuất làm ra những sản phẩm tốt, thu lại nhiều lợi nhuận để làm chi khi người công nhân không được trang bị và hướng dẫn trang bị bảo hộ lao động đầy đủ. Lợi nhuận ngày hôm nay có bù đắp đủ cho ngày mai khi những người công nhân này bị tổn hại sức khoẻ thậm chí bị ung thư? Ai trả cho họ đây?

Anh người có dáng vẻ khắc khổ và trông già hơn tuổi của mình. Nhìn anh tôi mới hiểu việc kinh doanh Bảo hộ lao động bấy lâu nay mình làm thật ý nghĩa.

Tôi nói với Má: “Má à! Trong trường hợp này, con không nghĩ bán hàng vì lợi nhuận nữa. Con có thể đem găng tay cao su nitrile chống hoá chất ở công ty về để tặng anh ấy. Ngày mai con sẽ đem về để sẵn ở nhà. Má bán cho anh ấy 2.000đ/đôi thôi nhé. Mình chỉ cần bán 1 đôi cũng được. Vì mình bán hàng cho người thật sự cần và bán đúng giá của nó. Má nói tặng, có khi anh ấy sẽ nghĩ ngợi và tổn thương lòng tự trọng đó!”

Tôi thừa biết rằng má quá hiểu những điều tôi vừa nói. Bà đã từng dạy tôi bán hàng vì giá trị người mua hàng mà!

Sáng hôm sau, trước khi đi làm tôi hỏi: “Hôm qua anh anh có ghé mua không má?.

“Có con à. Anh ấy mua 05 đôi lận. Anh ấy gửi lời cám ơn con và hứa nếu sử dụng tối anh ấy sẽ giới thiệu các bạn anh ấy đến đây mua nữa.” Má trả lời hoan hỉ.

Trong kinh doanh bạn cần gì hơn nữa chứ?

................................
Nguyễn Quốc Thoại

Giám đốc Kinh Doanh 
Công ty Hồng Khải Nguyễn - HKNSafety

Images

CÁCH NÀO DẠY CON VỀ TIỀN BẠC VÀ KINH DOANH?

Hôm nay, ngày 04/04/2012 là một ngày đặc biệt quan trọng đối với tôi trong việc dạy con trai của mình những bước đi đầu tiên trong việc nhận thức giá trị của tiền bạc và kinh doanh.
Hình chỉ mang tính minh họa

Trong nhận thức non nớt của chú bé lên 5, con tôi đang còn rất nhỏ để hiểu hết những khái niệm cơ bản về tiền bạc.

Sau nhiều ngày suy nghĩ, tôi quyết định mở một tài khoản tiết kiệm do con trai tôi là “Chủ tài khoản và là người thụ hưởng”. Tôi chỉ là “Người đại diện giám hộ”:
Thời hạn tiết kiệm là 10 năm, 06 tháng trả lãi 1 lần và nhập vào vốn. Đến năm 15 tuổi con tôi mới được rút tiền. Nếu rút trước hạn, con tôi sẽ không được nhận lãi suất.  Số tiền ban đầu 100.000 VNĐ. Đây là tiền lì xì của bé trong Tết vừa rồi.

Chúng tôi lập kế hoach thực hiện tổng thể như sau. Mỗi tuần vào ngày thứ 7, tôi hoặc mẹ, nội, ngoại sẽ dẫn bé đến ngân hàng nộp tiền. Số tiền bất kể là bao nhiêu cũng được Ngân hàng chấp nhận. Nếu chúng tôi ở xa mà chuyển khoản cùng hệ thống thì vẫn không bị tính phí chuyển tiền.

Trước khi thực hiện quyết định này tôi phải dành thời gian nghiên cứu rất nhiều ngân hàng. Tôi kỳ công gọi điện lựa chọn cho được Ngân hàng phù hợp với yêu cầu mới thôi. Và tôi tìm được Sacombank với chương trình “thẻ tiết kiệm Phù Đổng”. Ở đây tôi không phải quảng cáo, mong bạn đừng hiểu lầm. Tôi đang kinh doanh cho mình chứ không làm ở ngân hàng.

Mặc dầu đã từng làm kế toán ngân hàng 4 năm, nhưng để tìm một ngân hàng phù hợp sao thật khó, và tôi ngạc nhiên khi khám phá ra rằng có rất nhiều ngân hàng bỏ qua những khoản huy động từ những khách hàng có nhu cầu như tôi đây các bạn ạ. Và một bài học được rút ra. Trước khi tiến hành lên kế hoạch tài chính cho con mình, quan trọng là bạn phải tìm cho ra Ngân hàng phù hợp.

Nói tới đây chắc bạn đang nghĩ tôi đang dạy con mình Cách tiết kiệm tiền?

Hay, bạn nghĩ tôi đang làm một việc là tích luỹ số tiền đó dưới danh nghĩa là tiết kiệm cho com trai mình để khi cần tôi rút ra cho nó đi học hay mua một cái gì đó?

Tại sao tôi không mua cho con mình một “chú heo đất” mà lại mở tiết kiệm?

Con tôi còn nhỏ, dạy làm chi sớm cho mệt vậy?

Thưa bạn, tôi có mục tiêu hẳn hoi.

Thứ nhất: tôi muốn dạy con tôi khái niệm “Ngân hàng là gì?”

Trước đây, tôi đi chuyển tiền trả nhà cung cấp vào mỗi thứ 7. Tôi thường dẫn con trai theo. Tôi hỏi nó rằng: “- Ngân hàng là nơi làm gì vậy, nói cho ba nghe nào?” Bé trả lời “- Ngân hàng là nơi buôn tiền”. Tôi hỏi tiếp: “- Vậy buôn tiền là gì?” Nhóc trả lời: “- Mua tiền vào và bán tiền ra”

Một lẻ dĩ nhiên các bạn ạ, tôi đã giải thích cho nó một cách đơn giản nhất về chức năng của một ngân hàng. sẽ dễ liên tưởng đến công việc gia đình tôi đang làm là mua bán hàng.

Cái tôi muốn dạy con mình đơn giản là vậy thôi. Sau này bé lớn lên sẽ hiểu nhiều hơn về lãi suất, về mua bán ngoai tệ, về cho vay ngắn hạn - dài hạn, về thanh toán quốc tế ... và hàng loạt các nghiệp vụ phức tạp khác của ngành ngân hàng. Chung quy lại Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh tiền. Tôi muốn liên tục dạy cho bé về điều này trong suốt thời ấu thơ.

Thứ hai, tôi muốn dạy cho con mình biết động não để làm ra tiền, dạy con biết bán hàng và kinh doanh.

Tôi muốn dạy con mình làm thế nào để “bán sức laođộng và chất xám của mình với giá cao nhất”.  Đầu tiên bé có thể nghĩ đến việc cơ bản là thực hiện kế hoạch nhỏ. Hàng ngày, bé có thể thực hiện bằng cách gom chai lọ nhựa, sắt vụn, giấy lộn, sách báo cũ và tất cả những thứ cơ bản trong cuộc sống thuộc tầm của cháu mà có thể bán được. Dĩ nhiên tôi cũng dạy cho bé các vật đang sử dụng  không được bán: cái TV, cái laptop, chiếc xe gắn máy ... Sau đó, bé sẽ nghĩ cách tham gia đội nhóm để bán hàng hay tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có giá trị để bán.

Tôi muốn tạo cho bé tự ý thức bằng cách luôn đặt ra câu hỏi trong đầu rằng: Tiền để mua gì và có giá trị như thế nào? Nộp tiền vào ngân hàng để làm gì?  Làm thế nào để có được tiền để nộp vào đây? Làm thế nào để quản lí tiền cá nhân? ...

Tôi được cha mẹ đã dạy bán hàng ngay từ lúc 8 tuổi, nhưng để hiểu rỏ về quản lí tài chính cá nhân thì mới ngộ ra được cách đây được vài năm. Các bạn thấy như vậy có bị trễ không? Và các bậc phụ huynh như chúng ta có nên tiếp tục dạy con mình tránh né tiền bạc, để khi trưởng thành rồi mới dạy?

Tôi thấy mình phải có trách nhiệm dạy con từ sớm về tiền bạc. Cách dạy của tôi  dĩ nhiên phải theo những nguyên tắc về đạo đức, chứ không thể tự nhiên. Càng không thể để đến khi lớn đi làm, cuộc sống bị bầm dập rồi con tôi mới nhận ra về giá trị đồng tiền và kinh doanh.

Bạn và tôi, mỗi người có cách nhìn nhận về tiền bạc khác nhau. Mỗi người cũng có một cách dạy riêng cho con mình nhận thức về tiền bạc. Ở đây, tôi muốn chia sẻ cách một cách dạy con về tiền bạc của mình.

Rất mong các bạn hưởng ứng và cho ý kiến thêm để chúng ta dạy con tốt hơn.

Xin cảm ơn!


https://www.facebook.com/DayConVeTienBac
Tp. HCM, ngày 05/04/2012.
…………………….
Nguyễn Quốc Thoại
Cellphone: 0906 37 54 55
Cty Hồng Khải Nguyễn


Images

Câu Chuyện Một Đồng Tiền Vàng và Cách Dạy Con Về Tiền Bạc



Ngày xưa, có hai vợ chồng giàu có nọ sinh được một người con trai. Vì quá đổi yêu thương con nên bà mẹ hầu như cả ngày chẳng để cậu ta đụng đến việc gì, dần dần cậu con trai trở nên lười ơi là lười, đến nỗi một đồng xu cũng không kiếm nỗi.

Người cha dồn toàn bộ tinh lực để nuôi đứa con trưởng thành, đến lúc tuổi đã cao, sức đã yếu mà nhìn lại thấy đứa con trai vẫn chứng nào tật nấy, chẳng chịu sửa đổi, lo lắng làm lụng gì hết thì lấy làm buồn bã vô cùng. 


Một hôm, ông nằm trên giường gọi bà vợ lại và nói: 

Bà à, toàn bộ tài sản chúng ta đã để dành được từ trước tới nay, sau này khi tôi chết đi, tùy bà muốn đem cho ai thì cho chớ tôi đã quyết định không để lại cho thằng con này một xu nào. Đồ lười chảy thây chẳng chịu làm gì cả như nó thì sẽ không được gì hết. 

Người mẹ nghe xong liền ra sức bênh con trai: 

- Ông nói nghe lạ, chẳng lẽ con mình tệ đến nỗi chẳng bao giờ kiếm được một đồng hay sao? 
Người chồng nói dứt khoát:

- Được, nếu bà đã nói thế thì bà hãy bảo nó thử đi kiếm tiền đi ! Dù chỉ kiếm được một đồng xu thôi cùng được, tôi sẽ giao toàn bộ tài sản này lại cho nó. 

- Được! Vậy là ông hứa rồi đó nhé - người vợ nói. 

- Ừ, tôi sẽ cố chờ xem xem nó làm được việc gì! 

Ngay sáng hôm sau, người mẹ đi đến bên đứa con, đưa cho cậu ta một đồng tiền vàng và căn dặn: 

- Con trai yêu quý của mẹ ! Con hãy đi loăng quăng đâu đó, thích đến đâu thì đến, đợi đến chiều tối hãy quay về và đưa ngay đồng tiền này cho cha con, nói rằng đây là tiền con đã từ mình kiếm được nhé. 

Cậu con trai cứ vậy mà làm. Đến chiều tối cậu quay về đưa đồng tiền vàng cho cha. Người cha cầm lấy tiền rồi tiện tay ném ngay ra ngoài cửa số: 

- Đây không phải tiền mày đã kiếm được, người cha nói. 

Cậu con trai thấy cha làm thế vẫn không nói một lời. Thản nhiên đi tới chiếc ghế gần đó và ngồi xuống. 

Qua ngày hôm sau, người mẹ lại đưa cho đứa con trai một đồng tiền vàng khác và dặn: 

- Con hãy leo lên núi chơi, đến chiều tối thì chạy lấy vài vòng, sao cho khắp người ướt đẫm mồ hôi, sau đó chạy về nhà và nói với cha con rằng đây là đồng tiền tự tay con đã kiếm được chẳng dễ dàng gì. 

Cậu con trai làm đúng như lời mẹ dặn, đến chiều tối thì toàn thân mệ lử, mồ hôi mồ kê toát ra như tắm, chạy về nhà và nói với cha rằng: 

- Cha ơi, cha hãy nhìn xem, người con ướt sũng cả! Đồng tiền này con kiếm được thật chẳng dễ dàng gì! 

Người cha nhận lấy đồng tiền từ tay đứa con trai lật qua lật lại xem xét rồi lại ném ra ngoài cửa số, người cha ném hơi mạnh tay nên rơi tuốt xuống ao gần đó. Và quát lên: 


- Chớ có lừa ta, đồ trẻ ranh.


- Người cha nói tiếp: Đây không phải là tiền do mày kiếm được. 

Đứa con thấy thế bật cười rồi bước đi nơi khác. 

Bà mẹ bây giờ mới hiểu rằng sự việc không thế tiếp tực lừa dối được nữa. Nếu đứa con muốn có được toàn bộ gia tài của người cha thì chỉ còn cách đi kiếm việc làm thật sự. Và ngay sáng hôm sau, bà mẹ đến phòng con trai và nói: 

- Không được, con trai ạ, chúng ta không thể lừa cha được nữa, con đành phải tự mình đi kiếm tiền thôi, tìm một việc gì đó mà làm, cho dù một ngày chỉ kiếm được vài xu cũng tốt, con hãy đưa số tiền đó cho cha, cha nhất định sẽ tin con.

Người con trai nghe theo lời mẹ, ra đi kiếm việc làm, và cậu đã thực sự làm việc trọn một tuần lễ. Nay làm việc này, mai làm việc khác, cuối cùng cậu cũng đã gom đủ một đồng tiền vàng mang về cho cha. Người cho nhận lấy đồng tiền vàng và tiện tay ném ngay vào bếp lò đang cháy gần đấy. 

- Không, đây vẫn không phải tiền do con kiếm được. Mày đừng tưởng là ta không biết! 

Cậu con trai rất bất ngờ khi thấy cha mình ném những đồng tiền của mình vào lửa và đã không chút do dự chạy ngay đến bếp lò, vừa dùng tay nhặt lấy đồng tiền vàng từ trong đám lửa cháy rực, vừa lớn tiếng gào: 

- Cha, cha điên rồi hay sao! Con đã phải làm trâu làm ngựa cho người ta, đầu tắt mặt tối suốt cả tuần mới kiếm được đủ một đồng tiền vàng này. Cha không tin thì thôi, cớ sao cha lại ném nó vào trong lò lửa chứ! 

Lúc này, người cha nước mắt giàn giụa, cầm tay đứa con trai mà nói: 

- Con trai của ta! Cha thật hạnh phúc khi thấy con đã biết quý trọng những đồng tiền. Bây giờ thì cha đã thật sự tin rằng những đồng tiền này là do tự tay con kiếm được. Và cha cũng thật yên tâm khi giao toàn bộ của cải, sản nghiệp này lại cho con, con trai ạ! 
................

Lời bình:
- Người cha dạy con mình biết được giá trị đồng tiền, ông thật tuyệt vời! nhưng người mẹ cũng thay đổi cách dạy con đúng lúc và đúng thời điểm. Nhiều bà mẹ quá cưng chiều con nên con cái sinh hư hỏng. Trong câu chuyện này bà mẹ biết cùng chồng giáo dục con mình, “những người mẹ vĩ đại, sinh ra những người con vĩ đại”.

- Xem thường, khinh thường, hạ nhục người khác cũng là cách giáo dục chính con người đó. Ta còn nhớ chuyện tình bạn của “Lưu Bình – Dương Lễ”, nay lại được nghe câu chuyện giữa Cha và Con: người cha xem thường con mình để rồi sau đó vì bộc lộ tự ái của con mà người cha mới biết con mình thật sự thay đổi. Đôi khi  một cách xem thường người khác cũng là để bật ra những giá trị thật về con người của họ, người cha thật khéo léo hướng con mình theo ý giáo dục của mình.

https://www.facebook.com/DayConVeTienBac 

Images

“PHÚT DÀNH CHO CON” CỦA KENT NERBURN

"Những người đàn ông có khao khát được giao chiến thường cảm thấy mình mạnh mẽ hơn trong lúc chiến đấu. Họ hoàn toàn không quan tâm đến những thương tổn họ gây ra hay những tổn thương họ phải gánh chịu. Họ thích cảm giác đan xen của sợ hãi và hiểm nguy, và họ xem việc giao chiến như một bài kiểm tra tốt nhất cho sự mạnh mẽ của mình." 


Trước đây, cha có nuôi một con chó rất hung hăng. Nó có thể tấn công những con chó khác bất kể có bị khiêu khích hay không. Những khi ấy, cha phải la hét, mắng nhiếc và lôi nó đi, nhưng nó nặng quá. Khi cuộc giao tranh kết thúc, cha mới có thể bắt nó ngồi xuống và nhìn trừng trừng vào nó. Lúc này nó chỉ còn biết nhe răng hết cỡ, thở hồng hộc và đôi mắt ánh lên vẻ sung sướng điên cuồng – dù là thắng hay thua. Có một điều gì từ bên trong đã tác động làm nó không hề cảm thấy đau đớn, ngay cả khi cơ thể mang nhiều thương tích.

Con người cũng vậy. Khi chúng ta trở nên hung hăng, một bản năng sơ khai trong chúng ta sẽ trỗi dậy và ta quên đi cảm giác mình bị thương tích hay tồn tại.

Những người đàn ông có khao khát được giao chiến thường cảm thấy mình mạnh mẽ hơn trong lúc chiến đấu. Họ hoàn toàn không quan tâm đến những thương tổn họ gây ra hay những tổn thương họ phải gánh chịu. Họ thích cảm giác đan xen của sợ hãi và hiểm nguy, và họ xem việc giao chiến như một bài kiểm tra tốt nhất cho sự mạnh mẽ của mình.

Có thể con sẽ gặp hoặc quen biết những người như vậy. Vì thiếu tầm nhìn và thiếu mục đích sống, nên những người này ôm trong mình những cảm giác mang tính bản năng họ có được trong mỗi lần giao chiến. Họ nghĩ rằng khả năng giao chiến là thước đo mạnh mẽ, vì vậy họ đánh giá thấp những người không cùng sở thích này với họ.

Con phải cẩn thận với những người này. Họ sẽ cố thuyết phục con về sự mạnh mẽ theo cách nhìn nhận của họ và cố gắng lôi kéo con vào nhóm. Nếu con từ chối, họ sẽ trêu tức, mắng nhiếc, chọc giận và khiêu khích con. Họ sẽ lăng mạ danh dự của con và gia đình. Họ sẽ trêu đùa trên nỗi e sợ của con.
Họ sẽ làm mọi cách để mang con đến vũ đài và trở thành đối thủ của họ; bởi vì nếu không có đối thủ, họ sẽ không được công nhận. Họ cần một trận đấu để khẳng định sự tồn tại của mình.

Con không được tham gia vào cuộc đấu với những người như vậy. Sự mạnh mẽ của con không cần thể hiện qua điều này. Đừng trở thành con mồi trước những lời khiêu khích của họ. Con cảm thấy e sợ không có nghĩa con là một người kém cỏi. Họ cũng sợ hãi đấy. Họ chỉ lấp liếm sự sợ hãi bằng cách cố chứng tỏ sức mạnh của mình.

Cứ cho là con phải chiến đấu và con chiến thắng. Liệu con có thấy mình mạnh mẽ hơn không? Tất nhiên là không, trừ khi con chọn cách nghĩ đo sự mạnh mẽ của mình bằng khả năng tạo ra nhiều pha bạo lực trong trận chiến hơn là sự mạnh mẽ từ khả năng có thể chống lại những bạo lực này. Vậy tại sao con lại không thể xem mình là một người yếu đuối, đơn giản bởi vì con không muốn giao chiến và con không muốn chiến thắng?

Con không được để những người này định hình cuộc đời của con. Điều con phải học không phải là chiến thắng những người này mà là chiến thắng được quan niệm rằng những người thích giao chiến là những người mạnh mẽ. Con phải học cách xác nhận rằng giá trị của con người nằm ở lòng vị tha và bác ái chứ không phải ở cảm giác bản năng cho rằng sợ hãi là yếu đuối còn chinh phục mới là mạnh mẽ. Đó là cuộc chiến bên trong - cuộc chiến quan trọng nhất mà con phải chiến thắng. Và con sẽ không bao giờ giải quyết được cuộc chiến này bằng đối kháng cơ bắp.

Nhưng, điều đó không có nghĩa là lúc nào con cũng phải nhẫn nhịn. Có những thời điểm con phải chiến đấu để bảo vệ bản thân. Thế giới của chúng ta tràn ngập những cảnh bạo lực phi lý và những người hiếu chiến mong gia tăng sự kiểm soát thế giới quanh họ. Một lúc nào đó con phải tham gia cuộc chiến mà không thể nào tránh được.

Đó là khi một người đe dọa sẽ hãm hại con hoặc người con yêu hay một đứa trẻ, một cụ già không có khả năng tự vệ chẳng hạn, cha tin rằng con sẽ sẵn sàng chiến đấu. Nếu con bỏ qua, nghĩa là con đang làm ngơ để người khác bị tổn hại vì sự vô tâm của con.

Nhưng khi giao chiến con không nên giận dữ. Con phải hành động bình tĩnh như một bác sĩ trước mỗi ca bệnh. Một bác sĩ có thể ghét những căn bệnh, nhưng ông ta không nổi giận với chúng. Ông biết rằng mình phải hành động ra sao để có cách điều trị tốt nhất.

Giống như một bác sĩ, con phải sáng suốt và kiên quyết. Con phải giữ khoảng cách và bình tĩnh, sử dụng sức mạnh tối thiểu cần có để sớm kết thúc cuộc chiến. Đừng bận tâm là mình thắng hay thua. Khi con phải giao chiến nghĩa là con đã mất mát rồi. Vì vậy phải bình tĩnh xét xem mình cần phải làm gì để kết thúc cuộc giao chiến, sau đó hãy hành động.

Nếu con nhận thấy mình tham gia vào cuộc chiến bởi vì con muốn làm đối phương tổn thương, vậy thì đây là một cuộc chiến sai lầm. Chỉ khi nào con bước vào cuộc chiến với ý nghĩ để chống lại những tổn hại có thể gây ra cho mọi người thì lúc đó cuộc chiến của con mới là đúng đắn. Nghĩa là con đang tìm cách chữa bệnh chứ không phải trừng phạt người đã làm lây lan căn bệnh.

Hãy nhớ rằng, mặc dù vẫn còn nhiều lý do chính đáng để tham gia giao chiến, nhưng chẳng có cuộc chiến nào là tốt đẹp cả. Chắc chắn sẽ có người bị tổn hại, và một khi đã có người bị tổn hại thì tất cả chúng ta đều sẽ bị mất mát. Vì vậy con hãy cố tránh những cuộc chiến, hoặc nếu phải giao chiến thì cũng đừng tỏ ra giận dữ để nó không ảnh hưởng đến cả tinh thần và cơ thể của con.

Như Lão Tử đã nói: “Cuộc chiến đúng đắn nhất là cuộc chiến không có sự giận dữ và chiến thắng vinh quang nhất là chiến thắng không gây nên oán thù”.

Hãy nhớ lấy lời này con nhé!

Images

Quy Luật số 2: Quy Luật Chủng Loại “Bí mật 22 Quy Luật Bất Biến trong Marketing”




Bạn sẽ cho ra đời một sản phẩm mà mình yêu thích đúng không?

Bạn sẽ cố gắng “sống chết” với nó vì bạn yêu nó?

Vâng, việc hết lòng vì sản phẩm của mình là một điều rất hay và thật tuyệt vời!

Tôi ủng hộ bạn! Không gì tốt hơn bằng việc bạn làm những công việc yêu thích của mình!

Hôm nay, tôi chia sẻ những kiến thức này vì tôi biết nó sẽ có ích cho các bạn.

Xin bạn giành vài phút để xem qua:

Quy luật Marketing số 2: “If you can’t be first in a category, set up a new category you can be first in.” “Nếu bạn không phải là người tiên phong trong một chủng loại sản phẩm nào đó hãy chọn 1 sản phẩm mới mà bạn có thể trở thành người tiên phong”.
…….
Bạn hãy nhớ: mỗi khi bạn dự định cho ra đời một sản phẩm hay dịch vụ mới, câu hỏi đầu tiên đặt ra không phải là: “sản phẩm/dịch vụ mới này có gì tốt hơn của đối thủ cạnh tranh không?”, mà phải là: “sản phẩm/dịch vụ mới này đi tiên phong vì điểm gì?”. Hay nói cách khác, thương hiệu này sẽ bước chân đầu tiên ở lĩnh vực nào?
……
Trích từ sách “The 22 Immutable Laws of Marketing” tạm dịch “22 Quy Luật Bất Biến Trong Marketing”

Hãy gửi mail đến tôi, tôi sẽ giúp bạn sở hữu quyển sách và cùng với bạn thảo luận về nó.

Images

BÍ QUYẾT VỀ SẢN PHẨM “NƯỚC TẨY RỬA XANH”, BẢO VỆ DA TAY VÀ THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG SỐNG

Trước đây, người dân, doanh nghiệp hay phải dùng chất tẩy rửa có độ kềm cao hay axít cao nên ăn mòn máy móc thiết bị, hỏng sản phẩm, gây hại da tay... Sản phẩm Nước Tẩy Rửa Xanh Zemos ra đời đã khắc chế được vấn đề ấy. Hơn nữa, đây lại là sản phẩm bảo về sức khỏe và thân thiện với thiên nhiên.

Chất độc hại bủa vây người dân
Ảnh minh họa

Hiện nay, việc tẩy rửa dụng cụ, máy móc sử dụng một lượng chất tẩy rửa rất lớn. Đa số các chất được dùng để tẩy rửa là xút, dung môi, dung dịch tẩy rửa có tính kiềm, acid mạnh, xà bông (bột giặt), nước rửa chén. Nhiều đơn vị còn trộn nhiều hóa chất tẩy rửa cơ bản lại với nhau và đem sử dụng.

Điểm mạnh của các loại chất tẩy rửa này là giá rẻ, tính tẩy rửa mạnh. Những hóa chất này bán rộng rãi trên thị trường, dễ dàng mua ở các cửa hàng. Tuy nhiên, các chất tẩy rửa này gây nhiều tác hại như: ăn da tay, gây dị ứng da. Nguy hiểm là có thể gây ảnh hưởng tới đường hô hấp khi tiếp xúc thường xuyên hoặc với nồng độ cao, thời gian dài. Tính kiềm, acid mạnh cũng gây ăn mòn thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất, cống rãnh, hầm chứa nước thải, gây hiện tượng xà phòng hóa. Khi thải ra kênh rạch, nước hóa chất là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Hơn nữa, những chất tẩy rửa trên còn đọng lại những dư lượng hóa chất trong sản phẩm cũng như trong thành phẩm nếu tẩy rửa không sạch.

Muôn trùng nỗi nguy hại bủa vây người dân, doanh nghiệp, sông suối khiến người dân vô cùng lo sợ, nhà nước khó quản lý. Loại chất tẩy rửa tốt, bảo vệ con người, thân thiện môi trường là mong ước bức thiết của người dân Việt Nam.

Chất tẩy rửa thế hệ mới đã ra đời
Trước nhu cầu cầu mới bức thiết đó, các giáo sư, nhà khoa học hàng đầu tại Việt Nam đã nghiên cứu và chiết xuất ra loại Nước tẩy rửa xanh có tên là Zemos. Sản phẩm này được chiết xuất từ thiên nhiên bao gồm hỗn hợp đồng nhất của Zeolite và các chất hoạt động bề mặt dạng lỗ như cấu trức có nhiều lỗ của tổ ong. Khi sử dung, các lỗ rỗng đó hấp phụ và cắt gốc hoàn toàn các chất dầu, mỡ, cáu cặn dính chặt lâu ngày trên các bề mặt và không làm thay đổi cấu trúc, bay màu của bề mặt chất được tẩy rửa.
  
Sản phẩm Zemos hiện nay được chia thành hai dòng chính, mỗi dòng có tính năng và tác dụng khác nhau.

Đối với dòng Zemos gia dụng:
Zemos có thể tẩy rửa được hầu như tất cả các vật dụng tường, gạch, sàn, cửa, bếp, bàn ghế, quầy kệ, dụng cụ, cầu thang, đồ gỗ, đồ men sứ, đồ nhựa, vải, nệm, thảm... Đồng thời, hoạt chất này còn thích ứng tẩy rửa trong bệnh viện, trường học, nhà hàng, khách sạn, các cơ sở giặt tẩy... Với độ PH trung tính (6 – 8), Zemos không ăn mòn sản phẩm, gây dị ứng da tay khi tiếp xúc. Sản phẩm tiết kiệm 20 - 50% nước và 30% thời gian giặt rửa các dụng cụ. Ngoài các can lớn 1kg và 5kg, sản phẩm có các chai nhỏ: 75g, 250g. Các gia đình có thể mang theo làm việc, các buổi tiệc rửa tay cá nhân hay ứng phó tẩy rửa khẩn cấp khi các cháu nhỏ dính cà phê, cà ri, màu dầu thực vật …  

Đối với dòng sản phẩm Zemos công nghiệp:
Sản phẩm dùng để tẩy rửa giàn khoan, tàu biển, xúc rửa tàu dầu, bồn chứa. Trong các phân xưởng, Zemos dùng để tẩy rửa sàn máy, thiết bị, máy móc, ôtô... Ngoài ra, sản phẩm còn dùng trong các nhà máy chế biến thủy hải sản, thực phẩm, sản xuất bia, nước giải khát… Các hạt Zeolite 13X có kích thước siêu nhỏ đã phân tán, hấp thụ, cuốn trôi các vết bẩn và khử mùi triệt để. Đồng thời, giúp duy trì tuổi thọ của máy móc, dây chuyền sản xuất lâu hơn so với các chất tẩy rửa thông thường.

Điểm đặc biệt nữa là sản phẩm có khả năng tự phân hủy hoàn toàn khi thải ra môi trường. Vì thế, tỷ lệ gây ô nhiễm môi trường là rất thấp. Tuy vậy, các doanh nghiệp vẫn phải tuân thủ các quy định của cơ quan quản lý môi trường. Nước thải của Zemos có hàm lượng COD và BOD thấp hơn nhiều so với các chất tẩy rửa khác nên tiết kiệm được chi phí xử lý nước thải.

Tin vui là hoạt chất của Zemos không gây hại đường hô hấp khi tiếp xúc. Vì thế, nó phù hợp cho công tác bảo hộ lao động và hướng tới phát triển bền vững con người của gia đình và doanh nghiệp. Công nhân sẽ yên tâm làm việc hơn khi biết công ty có chính sách quan tâm đến sức khỏe người lao động, đưa sản an toàn vào các khâu tẩy rửa. Đây là sự lựa chọn tối ưu cho bài toán tổng thể.

Trong môi trường kinh tế tri thức, kinh doanh thật sự là mang giá trị cho xã hội. Là chất tẩy rửa có tác dụng 3 trong một, Zemos phấn đấu mang lại giá trị bền vững cho doanh nghiệp và gia đình.

“Mỗi lần giặt đồ, mình rất vất vả với quần áo của gia đình. Mỗi khi hai con nhỏ học bài, quần áo đầy mực bút bi và phấn màu. Ông xã mình hay đi công trình, mỗi lần về là thải bộ quần áo đầy vết sơn PU, keo các loại. Mình phải giặt, chà, rồi dùng thuốc tẩy mới bong được những thứ đó. Mỗi khi giặt xong, da tay mình rát bỏng, quần áo cũng nhanh bạc màu, hư hại. Hơn nữa, mùi nước tẩy khó chịu đến mức phải một lúc mới hết chóng mặt, nhức đầu. Mình luôn ao ước giặt rủ thuận tiện mà không phải dùng chất độc hại như thế”.

“Niềm mong ước của mình cũng thành hiện thực. Hôm trước, cậu em mang về chai dung dịch tẩy rửa Zemos. Mình chưa tin lắm về khả năng tẩy rửa của nó nên dùng rất rụt rè. Ban đầu, mình dùng lau bếp thấy cũng sạch sẽ. Tôi rửa tay thử, thấy không có cảm giác mềm mịn như sửa rửa mặt, nhưng sạch và không làm bào mòn da tay. Có lần còn bé làm đổ cà phê vào áo, sẵn có chai zemos, tôi lấy xoa vào vết cà phê rồi ngâm. Ai ngờ nó tẩy sạch không chỉ vết cà phê mà còn cả vết mực bút bi lưu cửu hàng ngày. Chồng tôi thấy vậy lấy luôn chai nước để rửa tay, rửa máy khi làm công trường.”
(Chia sẻ của chị Trịnh Thị Hà Thanh, Phường 15, Quận Tân Bình.)

“Hãy chung tay vì môi trường xanh”

Liên hệ để được tư vấn Ngay lập tức: 0908 163 837